NHẬN:

* Mở-Sửa-Làm chìa các loại khoá nhà, xe hơi, xe máy, két sắt.

* Tư vấn và lắp đặt các loại khoá, máy báo trộm điện tử.

* Cung cấp mọi dịch vụ tại tư gia và cơ quan.

* Phục vụ 24/24 trong nội thành TP-HCM.

Email: hoasuakhoa0049@gmail.com

Tel: 0918460049 - (08). 39910049

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Chìa Master Key là gì?, Sử dụng ra sao (bài 2)

Bài trước suakhoa.vn đã giới thiệu với các bạn, master key là gì? Xin giới thiệu tiếp cách thiết lập một hệ thống master key.
Master key, hay chìa chủ, chìa vạn năng, (passe-partout trong tiếng Pháp) không phải là một chìa đơn lẻ mà phải nằm trong một hệ thống.

hình 1 :master key
Hệ thống này được nhà sản xuất thiết lập theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng cần bao nhiêu khoá, trong đó cần bao nhiêu sub-key, bao nhiêu master key và bao nhiêu grand master key…. Khi có được yêu cầu cụ thể, các công đoạn thực hiện gồm các bước như sau:
-1/ Lập sơ đồ phân nhánh quản lý.
-2/ Tính toán và chọn cách sắp xếp bi để bảo đảm không bi trùng lắp trong các chìa sub-key.
-3/ Tiến hành lắp bi. Kiểm tra sự khả dụng của chìa sub-key, master key và grand master key.
-4/ Giao sản phẩm. Chìa master key thành phẩm phải được đánh số serie gồm 1 mã master key và mã sub-key.
Trong ổ  khoá bi trụ thông thường (chưa chuyển qua hệ master key) mỗi một lỗ bi chứa 2 viên bi trụ, 1 bi nằm trong ruột khoá, tiếp xúc với chìa khi tra chìa vào khoá (gọi là bi chìa), và 1 bi nằm trong vỏ thân khoá được ép sát bi chìa bởi 1 lò xo. Độ cao của răng chìa tuỳ thuộc vào độ dài của bi chìa. (bi dài thì răng chìa sâu, bi ngắn thì răng chìa cạn), thường thì có  từ 3 đến 7 số bi từ ngắn đến dài.
Khi tra chìa, răng chìa sẽ đẩy bi chìa lấp đầy lỗ bi tại vị trí tiếp xúc giữa ruột và vỏ khoá (đường màu đỏ trong hình). Khi đó ruột sẽ quay và khoá được mở.
hình 2
hình 2
 Nguyên lý của chìa master key
Khi chuyển qua hệ thống master key thì mỗi lỗ bi chứa 3 viên bi trụ (hình 3). Bi màu đỏ là bi chìa, bi màu vàng tiếp xúc với lò- xo là bi vỏ, ta thấy phát sinh thêm bi màu xanh nằm đệm ở giữa.
Chính viên bi xanh là phát sinh thêm 1 mặt tiếp xúc và do đó thêm 1 cơ hội mở cho 1 lỗ bi.
hình 3:bi trong hệ thống master key
hình 3:bi trong hệ thống master key
Khi tra chìa sub-key,chỉ có bi màu đỏ nằm trong ruột khoá,và khi tra chìa master key, thường răng thấp hơn (hình 1), và bi xanh sẽ lấp bù và chỗ hụt của bi đỏ. Độ dày của bi đỏ có nhiều kích cỡ thay đổi từ ½ mm đến 3mm,4mm. Như vậy, ta có thể thiết lập từ vài chục đến vài trăm chìa sub-key và master key bằng cách thay đổi độ dài của bi đỏ và bi xanh.

Nhược điểm của hệ thống dùng master key là độ trùng chìa cao do mội lộ bi có 2 cơ hội mở, nên ta phải tăng độ khó lên bằng các loại bi trụ hình nấm, hình dù, hình búa gọi là stop pin.
Hệ thống master key đòi hỏi người thợ phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật vững và phải có đạo đức nghề nghiệp làm đúng bi, không bỏ bớt bi, không dùng thủ thuật để khách hàng dùng được một thời gian thì bi sượng bi, khó mở, gây trùng sub-key, dễ bi đột nhập.
Hệ thống master key khoá tủ
hình 4:khoá tủ có master key
hình 4:khoá tủ có master key
Song song với khoá dùng bi trụ,khoá tủ dùng bi dẹp (bi lá nhíp) cũng được thiết kế chìa master key. Hiện nay, trên thị trường VN có các thương hiệu như Hafele (Đức), Cyberlock (Thái-lan), Azum (Indonesia) là có hệ thống master key. Nếu chịu khó để ý ta thấy trước mặt ruột khoá ngoài số serie của khoá còn có thêm 1 số master key đi kèm, thì khoá đó có thể mở được bằng chìa master key cùng số. Chìa master key tủ thường được phân biệt bằng màu khác với chìa sub-key. Chìa này không được phép bán cho khách hàng.
Hiện nay,chỉ có vài hãng khoá ngoại nhập có đại lý  ở VN là có nhận đặt làm master key như Delta, Abus, Hafele, Zeiss Ikon…